Giới thiệu Bảo tàng Dân tộc học

0
682

Bảo tàng Dân tộc học tọa lạc trên khuôn viên có diện tích hơn 4ha, được khởi công xây dựng vào cuối năm 1987 và khánh thành vào năm 1997. Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (dân tộc Tày) và nữ kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus, gồm ba khu vực trưng bày chính: khu trưng bày trong tòa Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam Trong khu ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người H’mông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Gia Rai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Trong khu vườn đầy cây xanh này còn có ghe Ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ bảy và chủ nhật có biểu diễn rối nước của các phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau.

[khoa-hoc-dl][mxh]

* Lịch tham quan:

– Tham quan theo đoàn và trường học:

+ 024.37562193 (trừ thứ Hai hằng tuần)

+ 024.37562192, máy lẻ 121 (thứ Hai hằng tuần)

Một số quy định Tham quan theo đoàn: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có các không gian trưng bày trong nhà và không gian vườn với các công trình kiến trúc dân gian. Để đảm bảo chất lượng Tham quan, không nên tổ chức các đoàn quá đông. Đối với các đoàn Tham quan có thuyết minh, số lượng không quá 30 người/thuyết minh. Đối với các học sinh, để học sinh có thể “vừa học, vừa chơi”, các lớp nên tổ chức Tham quan rải rác trong năm, Tham quan từng lớp một, không nên tổ chức Tham quan theo trường. Bảo tàng có các chương trình nhà trường và hoạt động tham quan phù hợp với các độ tuổi khác nhau và với chương trình học, các môn học khác nhau; ngoài ra còn có các chương trình giáo viên hướng dẫn tổ chức Tham quan cho học sinh.

– Tham quan có hướng dẫn:

+ 024.37562193 (trừ thứ Hai hằng tuần)

+ 024.37562192, máy lẻ 121 (thứ Hai hằng tuần)

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có các hướng dẫn viên Tham quan tiếng Việt, Anh, Pháp cho các khu vực khác nhau (Các dân tộc Việt Nam, Văn hoá Đông Nam Á, Kiến trúc dân gian…) Để đảm bảo chất lượng Tham quan, không nên tổ chức các đoàn quá đông, số lượng không quá 30 người/hướng dẫn. Bạn có thể yêu cầu hướng dẫn tại chỗ, mua vé trước cổng Bảo tàng, tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn có hướng dẫn (vì số lượng hướng dẫn viên có hạn) bạn nên đăng ký trước khi đến Bảo tàng theo số điện thoại trên.

* Giá vé: 40.000 đồng/người/lượt

* Giảm vé:

– Sinh viên: 20.000 đồng/người/lượt;

– Học sinh: 10.000 đồng/người/lượt;

– Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Người cao tuổi; Người khuyết tật nặng…): 50%

– Người dân tộc thiểu số: 50%

 * Miễn vé:

– Trẻ em dưới 6 tuổi;

– Người khuyết tật nặng đặc biệt;

– Thẻ ICOM;

– Thẻ Người bạn Bảo tàng của BTDTHVN;

– Thẻ nhà báo;

– Nhà tài trợ.

* Vé xem múa rối nước:

– Người lớn: 90.000đ/vé

– Trẻ em: 70.000đ/vé

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội và Bảo tàng Dân tộc học

[luu_zalo url_zalo=”https://media.zalo.me/detail/652805129734127952?id=2ff1dac9d18c38d2619d&pageId=652805129734127952″]

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here