Hướng dẫn làm thủ tục đăng kí kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT

0
9640

Kì thi Năng lực Nhật ngữ do Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức tại các nơi trên thế giới là kì thi truyền thống, uy tín bậc nhất đối với tất cả các bạn học tiếng Nhật. JLPT được viết tắt của Japanese – Language proficiency Test.

Cũng như các kì thi năng lực tiếng Nhật khác, JLPT được tổ chức với tiêu chí nhằm đánh giá năng lực hiểu biết và sử dụng tiếng Nhật của thí sinh.

Hàng năm kì thi năng lực nhật ngữ (JLPT) được tổ chức tại Việt Nam ở ba địa điểm: TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà  Nẵng vào tháng 7 và tháng 12.  Kì thi được chia thành 5 cấp độ từ thấp tới cao theo thứ tự: N5, N4, N3, N2, N1. Chúng ta thường hay gọi là chứng chỉ N. Đây là chứng chỉ cơ sở làm điều kiện cho các bạn du học, làm việc cho các công ty của Nhật, hoặc là cơ sở để các bạn tự đánh giá trình độ tiếng Nhật của mình.

Một số thông tin về kì thi Năng lực Nhật ngữ năm 2020.

Hồ sơ bao gồm

  1. Các bạn chuẩn bị 2 ảnh cỡ 3×4.
  2. Chuẩn bị sẵn hai phong bì dán tem. Ghi địa chỉ của mình ở phần NGƯỜI NHẬN/TO. Để trường đại học nơi bạn dự thi gửi các giấy tờ cần thiết, phiếu dự thi bản sao về cho bạn theo địa chỉ đó.
    Trên phong bì, ở khoảng giữa, các bạn ghi thêm cấp độ dự thi và ngày tháng năm sinh của mình để trường đại học tiện quản lý.
  3. Lệ phí bán hồ sơ: 30.000 đồng/ 01 bộ

Thời gian thi

  • Thời gian có mặt tại phòng thi: 8 giờ (Tất cả thí sinh sẽ được giám thị coi thi phổ biến cách làm bài, nộp bài, những điều được và không được làm trong quá trình làm bài thi cho thí sinh nắm rõ).
  • Thời gian bắt đầu làm bài thi: 8 giờ 30 phút.

Chú ý: Các bạn nhớ đến đúng giờ, tốt nhất 7h45’ hãy có mặt nơi thi, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Tránh trường hợp đến muộn, vì khi đến trễ bạn sẽ không được vào làm phần thi 1, phải chờ đợi bắt đầu thi phần thi thứ 2. Và dĩ nhiên bạn sẽ bị trượt nếu không có điểm ở phần thi 1

Trả kết quả: Sau mỗi kỳ thi sẽ trả kết quả sau 2 tháng kể từ ngày diễn ra kì thi.

Cách thức đăng kí thi

Đăng ký online

Đại học ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội: http://jlptvn.com/

1. Mẫu phiếu đăng kí dự thi:

Gồm 3 tờ như thế này A,B,C (giống nhau).


Gồm 2 tờ Test Voucher và bản copy sau: Cần dán ảnh và điền tương tự phiếu trước.

2. Các mục điền phiếu như sau:

Chú ý:

  • Có 5 tờ nhưng kết cấu giống nhau, bạn chỉ cần điền tờ đầu tiên. Nhớ viết bằng bút bi và mạnh tay để các tờ dưới được rõ.
  • Bạn chỉ điền trong khung đậm thôi nhé, không điền chỗ số hiệu dự thi (受験番号 Examinee Registration Number).
  • Điền tiếng Việt KHÔNG DẤU, các số dễ viết sai theo quy định: 1, 2, 4, 6, 7, 9.

(1) Cấp độ: Điền sau chữ N (có 5 cấp độ từ N5 tới N1), tuỳ thuộc vào từng bạn đăng kí ở các trình độ khác nhau.

(2) Nơi thi: Ví dụ “Da Nang”, “Ha Noi”, “Ho Chi Minh”.

(3) Tên: Chú ý là điền tên ngay từ ô ban đầu (không được để trống ô đầu). Nếu tên bạn là NGUYỄN VĂN NAM thì bạn phải viết là NGUYEN VAN NAM không có dấu và phải để ô trống giữa NGUYEN, VAN và NAM. => Bạn viết đúng thứ tự tên, không đảo (thành NGUYEN NAM VAN chẳng hạn => cách đảo kiểu này là hậu quả những người không hiểu Midle Name trong tiếng Mỹ là gì).

(4) Giới tính: Đánh dấu check (V), không dùng dấu “x” nhé. (Dấu “x” tiếng Nhật nghĩa là SAI.)

(5) Năm, tháng, ngày sinh => thứ tự điền: Năm, tháng, ngày (bạn nào sinh vào tháng từ 1 đến 9 thì điền số 0 đằng trước)

(6) Mật khẩu để tra cứu kết quả online (kể từ năm 2012 đã có thể tra kết quả online): Điền 8 SỐ, không được điền chữ. Nếu để trống hoặc thiếu thì bạn sẽ không tra được online.
Bạn nên ghi chú password này vào đâu đó. Password này và số đăng ký thi của bạn (受験番号) sẽ dùng tra cứu kết quả.
Bạn nên để là ngày tháng năm sinh để dễ nhớ, trừ trường hợp các bạn có mật khẩu chuyên dụng. Mình đã từng thấy rất nhiều bạn vô vọng ngồi gõ mật khẩu, vì không nhớ mình đặt mật khẩu như thế nào.

(7) Tiếng mẹ đẻ: Tiếng Việt là 142 => Điền: 142

(8) Địa chỉ: Ví dụ: Street Suburb => 101 Pasteur, Phuong 2, Quan XYZ
City, State => Đa Nang
Country / Area => Vietnam
Postal Code => để trống
Telephone No. => điện thoại
Nên ghi theo chứng minh thư.

(9) Tên trường bạn học: Nếu bạn không học thì cứ bỏ trống.

(10) Nơi học tiếng Nhật: Điền 1 ~ 6
1: Trường tiểu học, 2: Trường cấp 2, cấp 3, 3: Trường đại học, 4: Học tiếng Nhật ngoài chuyên ngành tại đại học; 5: Học trung tâm; 6: Không học tại các nơi 1~5.

(11) Mục đích thi: Điền 1 ~ 8
1: Để vào đại học hoặc cao học; 2: Để vào đại học / cao học tại Nhật; 3: Để vào học hoặc chứng minh khả năng ngoại ngữ với các trường khác tại Việt Nam; 4: Để vào học hoặc chứng minh khả năng ngoại ngữ với các trường khác tại Nhật; 5: Để xin việc, tăng lương, thăng chức (Việt Nam); 6: Để xin việc, tăng lương, thăng chức (tại Nhật); 7: Muốn biết năng lực chứ không phải 1~6; 8: Mục đích khác.

(12) Nghề: Điền 1~6
1: H/s tiểu học; 2: H/s cấp 2, cấp 3; 3: Sinh viên đại học/cao học; 4: Học sinh các trường ngoại ngữ; 5: Đi làm; 6: Khác.

(13) Nếu bạn chọn 5 ở câu (12)
1: Giáo viên Nhật ngữ; 2: Công chức sử dụng tiếng Nhật; 3: Sử dụng tiếng Nhật ở các công ty sản xuất, xây dựng, truyền thông,…vv; 4: Dùng tiếng Nhật trong ngành dịch vụ, du lịch, tiếp khách,…vv; 4: Dùng tiếng Nhật trong công việc ngoài 1 ~ 4; 6: Không dùng tiếng Nhật trong công việc.

(14) Phương tiện bạn tiếp xúc với tiếng Nhật:
1: Tin tức, chương trình thời sự; 2: Kịch (drama); 3: Anime; 4: Báo chí; 5: Sách; 6: Manga; 7: Bài trên web; 8: Khác; 9: Chỉ trong lớp học.

(15) ~ (20): Chọn như hướng dẫn trên tờ đăng ký. Bạn nào học cái gì thì chọn, không quan trọng lắm.

(21-30): Bạn nào đã thi JLPT rồi thì điền vào nhé, cả thông tin đỗ hoăc truợt.

(32): Ký ghi rõ họ tên, ngày tháng viết hồ sơ: viết theo thứ tự năm ngày tháng.

(33): Địa chỉ gửi kết quả:
– Name (tên): khoanh vào ô giới tính, viết tên có dấu viết hoa
– Address (địa chỉ): viết địa chỉ chi tiết để gửi kết quả.

MAILING ADDRESS: Phải điền cẩn thận vì đây là địa chỉ gửi kết quả. Hãy ghi bằng tiếng Việt có dấu. Hai tờ cuối dán ảnh 3×4

Mẫu phiếu ví dụ:

Địa điểm mua và nhận hồ sơ

Khu vực Hà Nội

  • Phòng 304 nhà B2, Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc Gia HN: Số 1, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Phòng 305 nhà C trường ĐH Hà Nội.

Khu vực Hồ Chí Minh

Trung tâm Ngoại ngữ – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM: Số 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TPHCM

Khu vực Đà Nẵng

Văn phòng Khoa Nhật – Hàn – Thái, tầng 3 khu nhà hiệu bộ Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng: Số 131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Khu vực Huế

Văn phòng Khoa NN&VH Nhật Bản, Phòng B1.4 Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế: Số 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, Tp. Huế

Lệ phí thi

  • Cấp độ N1 ~ N3 : 500.000 VND/ người
  • Cấp độ N4 ~ N5: 450.000VND/ người

Lưu ý khi đi thi

Khi đến dự thi, thí sinh phải mang theo giấy báo dự thi, giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Thẻ học sinh, Hộ chiếu, hoặc các giấy tờ có dán ảnh khác)

Nếu thí sinh chưa nhận được thẻ dự thi qua bưu điện thì đề nghị xem thông tin số báo danh, phòng thi tại trang web tuyển sinh của mình và chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác đến dự thi là được.

Khi vào phòng thi, bạn chỉ được mang bút chì 2B, tẩy. Tuyệt đối không được mang bất kỳ vật dụng nào khác vào phòng thi, đặc biệt là điện thoại di động.

Thời hạn của chứng chỉ JLPT

Chứng chỉ này có 5 cấp độ từ thấp lên cao, thấp nhất là N5 rồi đến N4, N3, N2, N1, thời hạn khoảng 2 năm, sau đó các bạn cần đi gia hạn lại nếu muốn sử dụng tiếp.

Đa số các chứng chỉ này có thời hạn khoảng 2 năm, tuy nhiên với một số trình độ cao cấp như N2, N1 vẫn có giá trị sử dụng vĩnh viễn khi các bạn chỉ thi 1 lần. Tùy thuộc vào công ty, doanh nghiệp hoặc nơi bạn làm việc họ có yêu cầu cần phải gia hạn năng lực tiếng Nhật của các bạn hay không.

Tham khảo các khóa ôn thi JLPT

[su_feed url=”https://sunghiephoc.com/khoa-hoc/ngoai-ngu/tieng-nhat/feed/” limit=”20″]

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here