Thông báo khai giảng khóa học Kế toán trưởng doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp tại Cà Mau tháng 12/2023.
Khóa học Kế toán trưởng tại Cà Mau sẽ được đào tạo và cấp chứng chỉ trực tiếp từ trường Học viện Tài chính hoặc Đại học Kinh tế Quốc dân.
Điều kiện tham gia
Tại Cà Mau, để tham gia khóa học Kế toán trưởng bạn cần thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
- Tốt nghiệp chuyên ngành Tài Chính – Kế toán hoặc kiếm toán.
- Tốt nghiệp Đại học có ít nhất là 02 năm (24 tháng) công tác thực tế trở lên. Hoặc tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng có ít nhất là 03 năm (36 tháng) công tác thực tế trở lên.
Hình thức học
Khóa học sẽ được đào tạo trực tuyến, học và thi hoàn toàn online. Lợi thế khi tham gia lớp học Kế toán trưởng Online là bạn sẽ không cần phải đến lớp và có thể học từ bất cứ vị trí nào trên thế giới.
Việc học sẽ học trực tiếp với giảng viên thông qua các phần mềm học trực tuyến. Lưu ý là học trực tiếp chứ không phải học qua Video quay từ trước. Chính vì vậy học viên có thể học và giao tiếp trực tiếp với giảng viên bình thường như học trên lớp.
Ở Cà Mau bạn chỉ cần có thiết bị là điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet là có thể học tại nhà. Tiết kiệm rất nhiều chi phí đi lại và ăn ở so với hình thức học tập trung tại trường.
Chứng chỉ
Sau khi hoàn thành khóa học Kế toán trưởng tại Cà Mau, học viên sẽ nhận được Chứng chỉ Kế toán trưởng do Bộ Tài chính phát hành (Chứng chỉ này là điều kiện để bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Kế toán).


Nội dung khóa học kế toán trưởng
Đăng ký học Kế toán trưởng tại Cà Mau
Để đăng ký học Kế toán trưởng tại Cà Mau bạn có thể đăng ký tại đây hoặc gọi ngay vào số điện thoại / Zalo: 0981 055 166
Đăng ký có thể học ngay không cần chờ lớp. Đào tạo trực tuyến, học và thi online hoàn toàn không cần lên lớp. Đội ngũ giảng viên xuất sắc của Học viện Tài chính và Đại học Kinh tế Quốc dân giảng dạy trực tiếp.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính nhà nước
1. Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
2. Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;
b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.
3. Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
4. Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.